Bệnh viêm quanh khớp vai là gì? Nó có biểu hiện, triệu chứng, hậu quả và cách chữa trị như thế nào? Nếu đây là những thắc mắc mà bạn đang cần tìm lời giải đáp thì hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây. Những thông tin chi tiết về căn bệnh này sẽ được cung cấp đầy đủ nhất. Đừng bỏ lỡ.
Viêm khớp vai không thể coi thường
1. Viêm quanh khớp vai là gì?
Khớp vai được coi là một trong những bộ phận quan trọng của cơ thể. Nó đảm nhận trách nhiệm điều hướng hoạt động của 2 cánh tay. Chính vì vậy, một khi bị mắc bệnh viêm quanh khớp vai thì sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe và cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân.
Nếu nói về viêm quanh khớp vai thì đây chính là tình trạng xảy ra khi các phần mềm quanh khu vực khớp này như: gân, dây chằng, bao gân cơ nhị đầu bị viêm, gây đau từ nặng đến nhẹ, ảnh hưởng đến hoạt động của vai. Trường hợp tổn thương các bộ phận đầu xương, sụn khớp và màng hoạt dịch thì không được gọi tên là viêm quanh vai khớp.
Bệnh viêm quanh khớp vai có thể xuất hiện ở cả nam và nữ ở nhiều độ tuổi khác nhau, trong đó tuổi trung niên và đàn ông là gặp nhiều nhất.
Nhìn nhận bệnh viêm khớp vai
Triệu chứng của căn bệnh này có thể kể đến chi tiết như sau:
+ Đau khớp vai kết hợp sưng
Đây là biểu hiện cho thấy vùng khớp vai bị tổn thương dẫn đến tình trạng sụn khớp ma sát với rễ thần kinh gây cảm giác đau đớn, có thể bị sưng. Trường hợp này xảy ra khi vai phải chịu áp lực quá lớn do làm việc nặng, hay chơi các bộ môn thể thao vận động mạnh. Cơn đau thường tăng lên vào ban đêm, gây khó khăn với tư thế nằm nghiêng. Ngoài ra, nó hoàn toàn có thể lan ra toàn bộ phần tay, đau nhức âm ỉ, khó chịu.
+ Cơ cứng khớp hay còn gọi là thể đông cứng
Tình trạng này được lý giải là do sự dày lên kết hợp với việc co cứng của bộ phận bao khớp vai. Nó không chỉ gây đau mà còn khiến khớp vai bị hạn chế hoạt động. Người mắc bệnh thường thấy khu vực vai cứng, khó vươn, xoay vai vào mỗi buổi sáng. Nếu ở dạng nhẹ cần xoa bóp một lúc thì mới trở lại bình thường.
Nếu nặng thì có thể cứng vai trong nhiều tuần liền khiến cuộc sống sinh hoạt gặp khó khăn.
+ Rối loạn vận động của khớp vai
Nếu tình trạng tồi tệ hơn, khớp vai bị hư hỏng do bào mòn, khiến cánh tay bị tê. Đồng thời, phần bả vai không thể hoạt động theo đúng ý muốn. Không chỉ các động tác xoay người, nâng tay bị hạn chế mà thậm chí người bị bệnh còn không thể tự chải tóc hay thay áo.
Bên cạnh đó, bạn hoàn toàn có thể bắt gặp các dấu hiệu khác như: bị sốt nhẹ vào chiều tối, chóng mặt, mệt mỏi, tiếng khớp kêu lục cục khi hoạt động phần bả vai. Một số trường hợp còn bị sưng, bầm tím vai và người bệnh có xu hướng nép phần cánh tay vào thân.
Chuẩn đoán bệnh đâu khớp vai
Nếu thấy có những triệu chứng này, bạn cần đến bác sĩ thăm khám ngay để được hướng dẫn điều trị càng sớm càng tốt.
2. Cách chẩn đoán viêm quanh khớp vai
Khi đến bệnh viện để kiểm tra xem có bị căn bệnh này không, bác sĩ có thể sử dụng những công nghệ sau để chẩn đoán chính xác nhất, bao gồm: chụp X-quang, siêu âm, nội soi, chụp cộng hưởng từ MRI.
Siêu âm chuẩn đoán bệnh đau khớp vai
Đối với chụp X-Quang thường sẽ cho ra dưới dạng gián tiếp kết quả hình ảnh thoái hóa hoặc một lớp calci đọng trên gân khớp vai.
Sử dụng siêu âm khớp vai có thể giúp bác sĩ xác định được những tổn thương trên khớp vai. Bên cạnh đó, công nghệ nội soi khớp vai là thủ thuật xâm nhập vừa có thể cho kết quả chẩn đoán được căn bệnh viêm quanh khớp vai vừa được sử dụng trong việc điều trị căn bệnh này.
Cuối cùng là chụp cộng hưởng từ (MRI) cho ra kết quả chính xác nhất những tổn thương mà khu vực khớp vai gặp phải để đánh giá tình trạng và mức độ bệnh.
3. Nguyên nhân gây ra căn bệnh viêm quanh khớp vai
Nếu nói về nguyên nhân gây ra căn bệnh này thì có rất nhiều yếu tố góp mặt, cơ bản nhất là do gen di truyền, tuổi tác, các chấn thương đã từng gặp phải, thói quen sinh hoạt không khoa học,...
+ Gen di truyền
Đây là yếu tố bẩm sinh gây ra bệnh viêm quanh khớp vai. Bởi nguy cơ người có gia đình, bố mẹ bị bệnh cao hơn rất nhiều so với trường hợp bình thường.
+ Vấn đề tuổi tác
Cũng giống như những căn bệnh về gân cơ xương khớp khác. Viêm quanh khớp vai cũng hình thành do quá trình sụn khớp bị bào mòn, hư tổn theo thời gian nhất là vào độ tuổi trung nhiên thì các cơn đau càng xuất hiện nhiều hơn.
+ Chế độ sinh hoạt không điều độ
Nếu không luyện tập khoa học và thường xuyên cho cơ thể dẻo dai thì bạn rất dễ bị viêm quanh khớp. Ngoài ra, việc ngủ, ngồi không đúng tư thế hay thậm chí vận động quá sức cũng mắc bệnh này.
+ Các chấn thương cũ gây ra
Nếu đã từng va chạm quá mạnh như tai nạn, ngã chống thẳng tay xuống sàn, phẫu thuật khớp vai, nắn xương,... khiến vùng quanh vai tổn thương thì cũng là nguyên nhân dẫn đến viêm quanh vai khớp. Hoặc trường hợp nghề nghiệp đặc thù thường xuyên tạo áp lực cho khu vực này cũng gây nên bệnh.
Nguyên nhân gây viêm quanh khớp vai
Ngoài ra, những người bị đột quỵ, hoặc phải bất động khớp vai trong thời gian dài cũng có thể bị bệnh này.
Hậu quả của các căn bệnh viêm khớp dạng thấp, đái tháo đường, đau thắt ngực… cũng có thể là viêm quanh khớp vai.
4. Phương pháp điều trị viêm quanh khớp vai tốt
Để chữa trị cho căn bệnh này có rất nhiều phương pháp, tùy theo mức độ, tình trạng mà bác sĩ đưa ra sự lựa chọn phù hợp nhất. Cũng có thể sử dụng 1 phương pháp có khi lại kết hợp chúng lại với nhau.
+ Thuốc uống chữa viêm quanh khớp vai
Các loại thuốc kháng viêm giảm đau sẽ làm nhẹ đi các triệu chứng của viêm khớp quanh vai, đồng thời hạn chế tình trạng viêm nhiễm khớp, ngăn ngừa bệnh phát triển nặng nề hơn.
Các loại thuốc giảm đau như: Paracetamol, Codein,.., thuốc kháng viêm như: Diclofenac, Aspirin,… Bên cạnh đó, nhiều bác sĩ còn hướng dẫn cách uống cho con. Thuốc giãn cơ Myonal, Diazepam,… hạn chế tình trạng cơ vắt cơ vai và cảm giác đau đớn.
Và loại thuốc cuối cùng là tiêm Corticoid dùng cho trường hợp nặng nề cần giảm đau nhanh.
Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể kết hợp công nghệ cao để điều trị loại bệnh này.
Thể dục hỗ trợ bệnh viêm quanh khớp vai
+ Sử dụng thuốc Nam
Bạn có thể sử dụng các loại thảo dược như: xương rồng, cỏ xước, lá lốt,... để hỗ trợ giảm bớt cảm giác đau, viêm của căn bệnh trên. Tuy nhiên, các bài thuốc nam này còn phụ thuộc rất nhiều vào cơ địa, có một số người mang đến hiệu quả, những người khác thì không.
+ Tập vật lý trị liệu
Nghe có vẻ nghiêm trọng nhưng vật lý trị liệu trong trường hợp này là các bài tập giúp các cơ vai thư giãn, bấm huyệt massage giúp thúc đẩy tuần hoàn máu, khai thông các huyệt đạo, nhằm giảm cảm giác căng cứng và các cơn đau.
Tuy nhiên, các bài tập này cần thực hiện vào giai đoạn giữa và sau khi điều trị. Bởi đây là lúc khớp vai đã được ổn định và trong thời gian phục hồi.
Ngoài ra, bạn cũng có thể vận động khoa học và hợp lý theo lời khuyên của bác sĩ để cơ thể khỏe mạnh và dẻo dai hơn, giúp quá trình chữa bệnh tốt hơn.
Nói tóm lại, khi thấy khu vực khớp vai có những dấu hiệu bất thường, bạn nên đến tại các bệnh viện uy tín để được chẩn đoán chính xác căn bệnh và có những phương pháp điều trị thích hợp nhất. Viêm quanh khớp vai càng được điều trị sớm càng giảm bớt cảm giác đau đớn, khó chịu và dễ phục hồi nhanh hơn.