Đi bộ là một trong những thói quen thể dục rất tốt cho sức khỏe, tăng cường độ dẻo dai và linh hoạt của cơ thể. Tuy nhiên, những người có bệnh về xương khớp nhất là phần chân luyện tập thói quen này hàng ngày liệu có gây ảnh hưởng xấu gì? Nhất là đối với trường hợp thoái hóa khớp gối có nên đi bộ hay không? Với bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ mang đến cho bạn những thông tin hữu ích nhất để trả lời câu hỏi này và chăm sóc tình trạng sức khỏe xương khớp của mình tốt hơn.
Thoái hoá khớp gối đi bộ nên hay không nên
1. Thoái hóa khớp gối có nên đi bộ hay không?
Thoái hóa khớp gối có nên đi bộ không chắc hẳn là thắc mắc của rất nhiều người. Bởi thoái hóa khớp gối là một trong những bệnh thường gặp ở người lớn tuổi, ảnh hưởng rất nhiều đến đôi chân của bạn.
Nguyên nhân gây ra căn bệnh này là do tình trạng mất cân bằng sinh học và cơ học trong cơ thể. Điều này dẫn đến các sụn khớp gối cũng như xương dưới sụn bị tổn thương. Tùy theo tình trạng bệnh mà gây ra các phản ứng sưng, viêm thậm chí là giảm bớt dịch ở khớp. Hậu quả là sụn ở phần khớp bị hỏng, không "hoàn thành" được nhiệm vụ, đè sức nặng khiến trục xương cong vào trong, ảnh hưởng tới khả năng đi lại.
Ngoài ra, khi bị bệnh thoái hóa khớp gối, bạn sẽ rất đau đớn, bởi lớp sụn mất dần đi, khiến xương đùi và xương chày tiếp xúc trực tiếp, cọ xát và tổn thương nhau.
Để phần gối không bị đau quá mức, ngoài việc điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ, người bệnh cũng cần chú ý hạn chế vận động mạnh, di chuyển. Ngay cả các tư thế xoay gối, bẻ lưng, chạy nhảy cũng tuyệt đối tránh bởi chúng khiến khớp gối tổn thương và làm bệnh nặng nề hơn.
Thoái hoá khớp gối có nên đi bộ không
Tuy nhiên, thoái hóa khớp gối có nên đi bộ hay không? Câu trả lời là còn tùy theo mức độ bệnh. Nếu bạn bị thoái hóa khớp gối nặng thì hạn chế di chuyển tối đa. Trường hợp bệnh nhẹ có thể xem xét thói quen đi bộ hàng ngày đúng cách để hỗ trợ điều trị bệnh và mang lại rất nhiều công dụng.
2. Lợi ích của việc nên đi bộ khi bị thoái hóa khớp gối
Bạn có thể hình thành thói quen đi bộ vì chúng mang lại những lợi ích thiết thực cho các tình trạng thoái hóa khớp gối ở dạng nhẹ như sa:
+ Hỗ trợ sụn khớp duy trì hoạt động
Như chúng ta đã biết, phần sụn ở khu vực khớp gối mang tới nhiệm vụ bảo vệ các đầu xương, hạn chế ma sát, giảm sốc, giúp đầu gối vận hành trơn tru. Tuy nhiên, thoái hóa khớp gối lại khiến phần sụn này bị bào mòn, dẫn tới hư hỏng.
Kết cấu của nó được hình dung giống như miếng bọt biển. Nói đơn giản là khi bạn kéo giãn bằng việc di chuyển, phần sụn này mới có thể lấy được dinh dưỡng để phát huy công dụng. Và việc đi bộ nhẹ nhàng sẽ giúp phần thiếu hụt của sụn được lấp đầy, hỗ trợ sụn khớp gối duy trì hoạt động và giúp giảm cảm giác khó chịu do căn bệnh này mang lại.
Đi bộ tốt cho người bị thoái hoá khớp gối
+ Tăng cường sức mạnh đôi chân
Đi bộ đúng cách là thói quen tốt giúp đôi chân thêm khỏe mạnh, dẻo dai bởi chúng phát triển và tăng cường sức bền cho cơ bắp. Từ đó khớp gối sẽ được "nghỉ ngơi" do cơ bắp có thể đảm nhiệm một phần công việc.
+ Thon gọn vóc dáng giúp sức đèn lên đôi chân
Đi bộ hàng ngày cũng là cách đốt cháy calo trong cơ thể, đồng nghĩa với việc duy trì cân nặng ở mức vừa phải. Thay vì bạn hạn chế di chuyển sẽ khiến cơ thể tích tụ mỡ thừa, tăng cần sẽ gia tăng sức nặng lên đôi chân khiến tình trạng thoái hóa khớp gối nặng nề hơn.
Ngoài ra, việc đi bộ cũng giúp tinh thần thoải mái, thúc đầy quá trình trao đổi chất, đào thải độc tố, rất tốt cho cơ thể.
3. Người bị thoái hóa khớp gối nên đi bộ thế nào đúng cách?
Mặc dù thoái hóa khớp gối nên đi bộ tuy nhiên cần tiến hành đúng cách để không ảnh hưởng đến đôi chân cũng như khiến tình trạng bệnh nặng nề hơn. Hãy lưu ý những điều sau đây nhé!
+ Trước khi đi bộ, bạn nên khởi động nhẹ nhàng bằng cách căng cơ cẳng chân, gập duỗi chân kết hợp xoa bóp gối để làm nóng trong vòng vài phút.
Thoái hoá khớp gối có nên đi bộ đúng cách
+ Khi đi bộ, lưng giữ thẳng, tay đánh trước sau, bạn nên đi với tốc độ vừa phải, không bước quá lớn, hoặc quá hẹp để tránh gây áp lực lên phần gối.
+ Không nên đi quá lâu hoặc liên tục. Mỗi ngày bạn có thể đi bộ từ 30 phút đến 1 tiếng và hãy chia nhỏ khoảng thời gian này thành từng đợt nhỏ. Sau đó, nghỉ ngơi và đi tiếp. Hoặc chia thành 2 lần sáng chiều mỗi lần 15-30p.
Sau mỗi lần đi bộ, hãy tiến hành xoa bóp chân, giãn cơ, gập duỗi đầu gối nhẹ nhàng để khớp được thư giãn tối đa.
Ngoài ra, bạn nên mặc trang phục rộng rãi, thoải mái, tránh quần quá chật có thể khiến việc đi bộ ảnh hưởng. Nên chọn nơi có không khí trong lành, trống trãi, bằng phẳng tốt hơn rất nhiều cho người bị thoái hóa khớp gối.
Hy vọng với những chia sẻ trên đã trả lời được cho bạn câu hỏi thoái hóa khớp gối có nên đi bộ không. Hãy áp dụng để có thể chăm sóc và hỗ trợ quá trình điều trị bệnh hiệu quả nhất có thể.