Thoái hóa khớp gối không chỉ gây đau nhức, buốt mà nếu để lâu còn ảnh hưởng tới khả năng đi lại, thậm chí dẫn tới tàn phế. Đây là căn bệnh thường gặp nhất ở người cao tuổi và trở thành nỗi ám ảnh của bệnh nhân. Tuy nhiên, nếu biết cách chăm sóc sức khỏe hoặc phát hiện sớm và áp dụng các phương pháp phù hợp thì có thể làm giảm các triệu chứng, ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm và phòng ngừa được căn bệnh này.
Hãy tham khảo bài viết dưới đây để hiểu biết thêm về căn bệnh này và để thoái hóa khớp gối không còn là nỗi ám ảnh của người cao tuổi.
Thoái hoá khớp gối nỗi ám ảnh người già
1. Vì sao thoái hóa khớp gối là nỗi ám ảnh của người cao tuổi?
Căn bệnh này hay còn được biết đến là tình trạng phần sụn ngăn cho các xương không tiếp xúc trực tiếp bên trong khớp gối bị hư tổn, không còn sản xuất ra bằng mức so với bình thường. Hậu quả là các xương ma sát với nhau gây đau đớn, khiến các động tác sử dụng khớp gối trở nên kém linh hoạt, thậm chí là tàn phế.
Vậy vì sao thoái hóa khớp gối lại là nỗi ám ảnh của người cao tuổi?
+ Tỷ lệ người cao tuổi bị bệnh rất cao
Nguyên nhân lớn nhất dẫn đến việc sụn hư tổn là quá trình lão hóa tự nhiên bên trong cơ thể gây ra. Các thống kê cho thấy tỷ lệ người trên 55 tuổi bị mắc thoái hóa khớp lên đến 80%. Các nghiên cứu cũng cho thấy tuổi càng cao mức độ bệnh càng nặng nề hơn.
Bên cạnh đó, các yếu tố như di truyền, bị béo phì, chịu những tổn thương ở khớp gối như tai nạn, ngã, tai nạn giao thông, lao động, thể thao nặng, tiền sử viêm khớp dạng thấp, nhiễm trùng khớp cũng là nguyên nhân gây ra căn bệnh này.
Vì vậy, người cao tuổi đều phải đối mặt với nguy cơ thoái hóa khớp gối.
Thoái hoá khớp gối người già
+ Bệnh gây ra cơn đau âm ỉ và dai dẳng
Triệu chứng của căn bệnh này bắt đầu chủ yếu là cảm giác đau nhức dai dẳng ở vùng khớp gối. Ban đầu, các cơn đau xuất hiện chớp nhoáng, ở mức độ nhẹ nhất là vào ban đêm hoặc sáng sớm. Ngoài ra, người bệnh còn bị tê cứng khớp gối sau khi ngủ dậy, cần phải xoa bóp hoặc cần thời gian mới có thể hoạt động bình thường.
Các cơn đau sẽ chuyển biến nặng hơn khi thực hiện các thao tác, tư thế tác động lực, dồn sức ép lên đầu gối như leo cầu thang, leo núi,... Ngoài ra, bệnh nhân còn nghe thấy các âm thanh lạo xạo khi cử động.
+ Nguy cơ tàn phế
Bệnh trở nên nghiêm trọng hơn khi khớp gối bị biến dạng, hóp vào trong, khiến quá trình di chuyển trở nên khó khăn, thậm chí bại liệt.
Có thể thấy, nếu được phát hiện kịp thời, khi cơn đau còn nhẹ, thoái hóa khớp gối có thể chữa trị được, làm giảm các triệu chứng của bệnh. Tuy nhiên, một khi bệnh biến nặng thì cảm giác đau đớn, nhức buốt âm ỉ, "hành hạ" bệnh nhân trong thời gian dài, nguy cơ tàn phế cao.
Vì vậy, để thoái hóa khớp gối không còn là nỗi ám ảnh của người cao tuổi, cần phải thăm khám định kỳ và phát hiện sớm các triệu chứng để có biện pháp điều trị phù hợp.
2. Cách điều trị và phòng ngừa thoái hóa khớp gối
Tại các bệnh viện, phòng khám uy tín, bác sĩ sẽ chẩn đoán thoái hóa khớp gối bằng việc thăm khám, chụp X-Quang để phát hiện các thương tổn cũng như cho xét nghiệm máu, dịch khớp, chụp MRI, siêu âm để xác định bệnh lý và mức độ.
Với tình trạng thoái hóa khớp gối nhẹ có thể uống thuốc theo đơn giảm đau, kháng viêm của bác sĩ cùng với việc tập các bài vật lý trị liệu để khắc phục bệnh tình một cách tốt nhất. Nếu mức độ bệnh nặng hơn thì bác sĩ buộc phải tác động ngoại khoa, có thể tiêm nội khớp huyết tương giàu tiểu cầu, tiêm nội khớp tế bào gốc từ mô mỡ tự thân hay thay khớp gối nếu không thể di chuyển hoặc những cơn đau quá nghiêm trọng.
Bên cạnh các phương pháp điều trị, để ngăn ngừa nguy cơ mắc phải căn bệnh này, ngay từ khi còn trẻ, bạn cần có một chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng hợp lý. Hãy thường xuyên tập luyện bằng những bài thể dục nhẹ nhàng, thư thái cho cơ thể. Tránh những vận động quá mạnh, có thể gây hư tổn phần khớp gối.
Thoái hoá khớp gối người cao tuổi
Ngoài ra, bạn cũng nên bổ sung đầy đủ canxi, vitamin B, D, Calcium, Glucosamine sulfate cho cơ thể. Đây là những hợp chất giúp xương khớp khỏe và dẻo dai hơn. Hãy cân bằng chế độ dinh dưỡng khoa học, ăn nhiều rau xanh, trái cây để cơ thể được thải độc tố và không bị quá thừa cân.
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể bổ sung các thực phẩm chức năng hỗ trợ hoạt động của xương khớp, giữ ấm cho cơ thể, bôi các loại cao cho đầu gối thêm chắc khỏe.
Với việc phòng ngừa này, bạn sẽ không còn lo lắng thoái hóa khớp sẽ trở thành nỗi ám ảnh khi về già nữa.
Hy vọng với những chia sẻ trên, bạn đã phần nào hiểu được thoái hóa khớp là gì và những hậu quả mà căn bệnh này gây ra. Nếu bạn sống lành mạnh và quan tâm hơn đến sức khỏe của bản thân thì hoàn toàn có thể nói "không" với căn bệnh đang "hành hạ" rất nhiều người cao tuổi.