Gọi: 0909936282 Nhắn tin: 0909936282 Nhắn tin qua zalo với Cá Sấu Hoa Cà Nhắn tin qua facebook với Cá Sấu Hoa Cà

Viêm khớp thái dương hàm không còn xa lạ gì với nhiều người. Đây là căn bệnh có thể ảnh hưởng đến khả năng ăn uống, giao tiếp, mang tới cảm giác đau nhức, khó chịu, tác động đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Với bài viết viêm khớp thái dương hàm và những điều cần biết dưới đây, chúng tôi sẽ giới thiệu chi tiết hơn về căn bệnh này. Tham khảo ngay để tìm hiểu thêm những kiến thức hữu ích!

Đau khớp thái dương hàm là gì?
Đau khớp thái dương hàm là gì?

1. Viêm khớp thái dương hàm: triệu chứng và nguyên nhân?

Trước khi tìm hiểu về căn bệnh viêm khớp thái dương hàm, chúng ta cần biết sơ qua về cơ quan này trên cơ thể. Khớp thái dương hàm nằm ở phần sọ mặt, bao gồm các bộ phận chính là: diện khớp của xương hàm dưới và diện khớp của của xương thái dương.

Ngoài 2 cơ quan chính, cụm khớp này cũng có các thành phần khác như bao khớp, đĩa khớp, dây chằng, mô sau đĩa.

Nó được coi là cụm khớp động duy nhất trên phần sọ mặt, giúp toàn bộ hàm của chúng ta đóng mở được. Qua đó, phục vụ các nhu cầu căn bản như: giao tiếp (nói cười), ăn uống (nhai nuốt),...

Viêm khớp thái dương hàm là tình trạng rối loạn khớp hàm, ảnh hưởng tới các cụm cơ mặt xung quanh. Hậu quả là người bệnh bị mất kiểm soát khớp, co thắt cơ, dẫn tới đau đớn theo chu kỳ và khó khăn trong việc thực hiện các chức năng của khớp thái dương hàm. Biến chứng của căn bệnh này rất nguy hiểm, khiến các khớp bị giãn, dễ dẫn tới tình trạng trật khớp, dính khớp. Lâu dần sẽ gây ra tình trạng thoái hóa, thủng đĩa khớp, phá hủy các đầu xương, khiến người bệnh không thể cử động được vùng miệng, kể cả há miệng.

Viêm khớp thái dương hàm
Viêm khớp thái dương hàm
 

Đây được coi là căn bệnh rất phổ biến, có thể bắt gặp ở cả nam - nữ, với nhiều độ tuổi khác nhau. Tuy nhiên, theo nghiên cứu và thực tiễn, số lượng nữ đang ở giai đoạn dậy thì hoặc mãn kinh có nguy cơ mắc bệnh lớn hơn.

1.1 Triệu chứng của viêm khớp thái dương hàm

Cụ thể, các triệu chứng của bệnh viêm khớp thái dương hàm có thể kể đến như sau:

+ Xuất hiện các cơn đau một hoặc hai bên khuôn mặt

Người bị bệnh viêm khớp thái dương hàm thường bị đau hai bên rìa khuôn mặt, xuôi theo dáng hàm. Cơn đau có khi xuất hiện tạo cảm giác trong và xung quanh khu vực tai. Bên cạnh đó, khi gặp phải căn bệnh này, bạn cũng thường có cảm giác mỏi hàm, sưng bên bị viêm, thậm chí khuôn mặt trở nên mất cân đối. Bệnh viêm khớp thái dương hàm còn gây tình trạng nổi hạch một hoặc hai bên gương mặt.

+ Cơn đau nặng nề hơn khi khớp hàm thái dương hoạt động

Thông thường, bệnh sẽ bắt đầu bằng những cơn đau nhẹ, chỉ trong thời gian ngắn rồi sau đó hết hẳn. Tuy nhiên, các cơn đau sẽ xuất hiện với mức độ thường xuyên và nặng nề hơn. Một khi cơn đau tăng lên, đồng thời phát ra những tiếng kêu lục cục thì người bệnh cần đến bác sĩ ngay để được điều trị kịp thời, tránh những hậu quả đáng tiếc.

+ Các biểu hiện khác kèm theo

Ngoài việc ảnh hưởng trực tiếp đến cụm khớp thái dương hàm, căn bệnh này còn có những triệu chứng như: đau đầu, nhức thái dương, uể oải, mệt mỏi, ù tai, chóng mặt.

1.2 Nguyên nhân viêm khớp thái dương hàm

Nếu nói về nguyên nhân gây ra bệnh viêm khớp thái dương hàm thì có rất nhiều yếu tố liên quan, trong đó có thể phân loại thành các dạng sau đây:

Viêm khớp thái dương hàm và những điều bạn nên biết
Viêm khớp thái dương hàm và những điều bạn nên biết

+ Nguyên nhân gây viêm khớp thái dương hàm do bệnh lý

Một số bệnh lý có thể dẫn đến viêm khớp thái dương hàm bao gồm: thoái hóa khớp, nhiễm khuẩn khớp, viêm khớp dạng thấp,...

Nhiều chuyên gia đã chỉ ra rằng hậu quả sau cùng của thoái hóa khớp là khớp thái dương hàm bị tổn thương gặp ở người cao tuổi, sau khi các bộ phận khác như bàn cổ tay, gối, khuỷu đã bị hư tổn.

Bên cạnh đó, có đến 50% tình trạng viêm khớp thái dương hàm là đến từ viêm khớp dạng thấp.

+ Do chấn thương vùng mặt

Các va chạm mạnh như bị ngã, bị đánh, tai nạn giao thông thường gây ra chấn thương tại vùng mặt, rất dễ đến viêm khớp thái dương hàm.

+ Do các thói quen thường ngày

Các động tác há miệng đột ngột, nhai thức ăn quá cứng hay kẹo cao su thường xuyên, nghiến răng,... sẽ khiến khớp thái dương hàm phải chịu đựng sức ép lớn, lâu dần sẽ khiến bộ phận này yếu đi hoặc dễ bị trật khớp cắn. Và hậu quả là bệnh viêm khớp thái dương hàm xảy ra.

+ Một số nguyên nhân khác

Ngoài những lý do chính ở trên, một số tình trạng răng mọc không thẳng hàng, chen chúc, nhổ răng hàm, hay thậm chí căng thẳng mệt mỏi trong cơ thể cũng có thể gây nên viêm khớp thái dương hàm.

2. Cách điều trị bệnh viêm khớp thái dương hàm

Nếu nói đến các phương pháp điều trị bệnh viêm khớp thái dương hàm, thì điều đầu tiên cần lưu ý chính là nguyên nhân gây ra tình trạng này. Bởi một khi đã xác định được căn nguyên của bệnh, việc khắc phục trở nên dễ dàng hơn. Vì vậy, nếu phát hiện các triệu chứng, hãy nhanh chóng đến các bệnh viện uy tín để bác sĩ thăm khám tìm ra nguyên nhân và tư vấn điều trị càng sớm càng tốt.

Viêm khớp thái dương hàm và nguyên nhân
Viêm khớp thái dương hàm và nguyên nhân

Thông thường, nếu do các bệnh lý về khớp, bác sĩ sẽ kê các đơn thuốc kháng viêm để giảm cảm giác đau khớp và cơ khi hoạt động như: thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs). Hoặc các loại thuốc để hỗ trợ hoạt động, cải thiện thoái hóa khớp như: glucosamin, chondroitin sulfat hoặc corticoid. Nếu do nhiễm khuẩn, thì có thể kê đơn thuốc kháng sinh.

Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể kê đơn thuốc giãn cơ, nới lỏng cơ hoặc mang máng nhai để ngăn hàm trên chạm hàm dưới với trường hợp viêm khớp thái dương hàm do tật nghiến răng.

Bên cạnh đó, bác sĩ cũng có thể kê các loại thuốc chống lo lắng, giải tỏa lo âu để thư giãn cơ nhằm điều trị bệnh. Các loại thuốc chống trầm cảm cũng được dùng trong trường hợp này để kiểm soát các cơn đau do bệnh lý gây ra.

Những trường hợp nặng nề, có thể phải tiến hành phẫu thuật hoặc kết hợp tất cả những phương pháp điều trị bên trên, có sự liên kết giữa nhiều khoa lại với nhau.

Hơn thế nữa, trong quá trình điều trị, người bệnh cũng cần kết hợp các phương pháp hỗ trợ giảm đau bằng cách chườm nóng hoặc lạnh theo hướng dẫn. Cùng với đó là hạn chế cử động khu vực khớp này trong khoảng thời gian đầu. Đồng thời, cũng tiến hành các bài tập vật lý trị liệu trong giai đoạn sau để bệnh thuyên chuyển nhẹ hơn.

Người bệnh cũng cần duy trì thói quen khoa học như: hạn chế ngáp, hét, há miệng quá rộng và đột ngột, không ăn thức ăn quá cứng, nhai đá hoặc kẹo cao su. Không cắn chặt hàm trên hàm dưới quá lâu, tránh nằm sấp khi ngủ, hạn chế chống cằm, giải tỏa tinh thần, tránh căng thẳng, mệt mỏi.

Với trường hợp bị nhẹ, viêm khớp thái dương hàm có thể được chữa khỏi nhanh chóng và quay trở lại với sinh hoạt cuộc sống bình thường. Tuy nhiên, những trường hợp nặng với căn nguyên phức tạp thì mất rất nhiều thời gian, cần sự kiên trì và nỗ lực của người bệnh.

Nói tóm lại, căn bệnh viêm khớp thái dương hàm gây ra rất nhiều hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng tới sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày. Đây còn là bệnh rất dễ mắc phải và bị xem nhẹ.

Vì vậy, đừng chủ quan, khi thấy dấu hiệu bất thường hãy đến ngay các địa chỉ y khoa uy tín, để được bác sĩ thăm khám. Nếu phát hiện bệnh thì có thể tiếp nhận tư vấn điều trị nhanh chóng nhất có thể. Tuyệt đối không sử dụng bất cứ loại thuốc nào nếu không có chỉ định của chuyên gia.

Đồng thời, bạn cũng nên thăm khám sức khỏe định kỳ để có thể theo dõi thể trạng, phát hiện bệnh lý để điều trị kịp thời.