Chứng nhận Cites Hoa Cà
CITES (Công ước về buôn bán quốc tế các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp) là Hiệp định giữa các chính phủ. Công ước CITES được thiết lập nhằm mục tiêu kiểm soát hoạt động buôn bán quốc tế mẫu vật của các loài động, thực vật hoang dã một cách bền vững, đảm bảo rằng hoạt động này không làm ảnh hưởng đến sự tồn vong của loài trong tự nhiên.
Công ước Cites
Với các thông tin công bố rộng dãi ngày nay về tình trạng các loài bị đe doạ như hổ, voi... thì việc xây dựng Công ước này là điều tất yếu. Nhưng vào thời điểm ý tưởng về Công ước lần đầu tiên được đưa ra vào năm 1960, việc cộng đồng quốc tế thảo luận về các quy định liên quan giữa buôn bán và bảo tồn vẫn là những vấn đề mới mẻ. Hàng năm, việc buôn bán động, thực vật hoang dã mang đến lợi nhuận hàng tỷ USD. Mẫu vật động, thực vật trong buôn bán rất đa dạng và phong phú, từ động vật, thực vật sống đến các sản phẩm khác nhau của chúng, kể cả thực phẩm, len, dạ, dụng cụ âm nhạc, gỗ, vật lưu niệm, thuốc...
Nhận thức chung về Cites
Mức độ buôn bán động vật, thực vật hoang dã cao cùng với các nhân tố khác như mất sinh cảnh làm suy giảm mạnh quần thể của một số loài, dẫn đến nguy cơ tuyệt chủng. Một số loài việc buôn bán chưa đến mức dẫn đến đe doạ tuyệt chủng, nhưng một hiệp ước quốc tế là cần thiết để bảo đảm sử dụng bền vững cho thế hệ tương lai. Bên cạnh đó hoạt động buôn bán động, thực vật hoang dã diễn ra liên quốc gia, chính vì vậy để kiểm soát hoạt động buôn bán đòi hỏi có sự tham gia của cả cộng đồng quốc tế. CITES thể hiện tinh thần hợp tác ấy.
Cites bản thoả thuận giữa các chính phủ
Ngày nay, công ước CITES quy định việc bảo vệ trên 30.000 loài động, thực vật ở các mức độ khác dựa trên việc kiểm soát hoạt động buôn bán quốc tế các mẫu vật của chúng. CITES được ký tại Washington DC., Hoa Kỳ vào ngày 3/1973, và có hiệu lực vào ngày 1/6/1975 CITES. Quan 35 năm, hiện này CITES là một trong những Công ước có số thành viên lớn nhất, 173 nước thành viên vào tháng 6 năm 2008.. Việt Nam trở thành thành viên thứ 121 của CITES vào ngày 20/01/1994.
Để thực hiện CITES Chính phủ đã ban hành Nghị định số 82/2006/NĐ-CP ngày 10/8/2006 về quản lý hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu, nhập nội từ biển, quá cảnh, nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng và trồng cấy nhân tạo các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm.
Các nước thành viên Cites
Để tìm hiểu thêm thông tin hãy truy cập vào Website: http://www.cites.org/
Cơ quan quản lý CITES Việt Nam
1. Cục Kiểm lâm (FPD) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (MARD) Nhà A3, Số 2 Ngọc Hà Hà Nội - Tel: +84 (4) 733 56 76 Fax: +84 (4) 733 56 85 - Email: cites_vn.kl@mard.gov.vn ; fpdvn@hn.vnn.vn
2. Cơ quan đại diện CITES phía Nam Kiểm lâm vùng III - Đ/c: 30 Hàm Nghi, Bến Nghé Quận I, TP. Hồ Chí Minh - Tel: +84 (8) 821 82 65 - Fax: +84 (8) 821 82 45 - Email: kiemlamvung3@gmail.com ; thaitruyen@gmail.com
Cơ quan Khoa học CITES Việt Nam
1. Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật (IEBR) Viện khoa học và công nghệ Việt Nam (VAST) - Nhà A11 18 Hoàng Quốc Việt Quận Cầu Giấy Hà Nội - Tel: +84 (4) 836 08 70 Fax: +84 (4) 836 11 96 - Email: lxcanh@vast.ac.vn
2. VIện Khoa học Lâm nghiệp (FSIV) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (MARD) Đông Ngạc, Từ Liêm - Hà Nội - Tel: +84 (4) 838 99 23 - Fax: +84 (4) 838 97 22 - Email: nhnghia@netnam.vn
3. Viện Nghiên cứu Hải Sản (RIMF) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (MARD) 170 (Số mới. 224) - Lê Lai TP. Hải Phòng Tel: +84 (31) 376 59 97 - Fax: +84 (31) 383 68 12 - Email: dangthi@hn.vnn.vn
4. Trung tâm nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường (CRES) Đại học quốc gia Hà nội - 19 Lê Thánh Tông Hà Nội - Tel: +84 (4) 825 35 06 - Fax: +84 (4) 826 29 32 - Email: cres@cres.edu.vu