Bạn đã biết gì về viêm khớp phản ứng hay chưa? Đây được coi là căn bệnh thường gặp ở tuổi trưởng thành ảnh hưởng rất nhiều tới sức khỏe, sinh hoạt hàng ngày cũng như công việc của bạn. Hãy tìm hiểu chi tiết về nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị căn bệnh này dưới đây để biết cách phòng và chống viêm khớp phản ứng tốt nhất nhé!
Viêm khớp phản ứng
1. Viêm khớp phản ứng là gì - Nguyên nhân gây bệnh?
Viêm khớp phản ứng là một bệnh lý xảy ra khi một hay nhiều cơ quan nào đó trong cơ thể bị nhiễm trùng, thường thấy nhất là hệ tiết niệu sinh dục, bộ phận sinh dục hay một số trường hợp gặp phải ở hệ tiêu hóa và ruột.
Nguyên nhân gây bệnh viêm khớp phản ứng:
+ Bị vi khuẩn Chlamydia Trachomatis xâm nhập gây nhiễm trùng đường tiết niệu
+ Một số vi khuẩn như: Salmonelle, Yersinia, Borrelia… gây nhiễm khuẩn đường tiêu hóa,
+ Sự tấn công của các loại virut: Rubella, viêm gan, Parvovirus, HIV…
+ Một số trường hợp bị lao hệ thống hoặc các bệnh đường ruột mãn tính bệnh Crohn, viêm loét đại tràng…
Triệu chứng về khớp phản ứng
Viêm khớp phản ứng thường xuất hiện sau khi cơ thể gặp phải các tình trạng trên, nên được gọi là bệnh thứ phát. Đây là một căn bệnh không lây lan. Tuy nhiên các việc cơ thể bị nhiễm khuẩn có thể lây lan từ người này sang người khác nên bạn cũng cần lưu ý để tránh mắc phải viêm khớp phản ứng.
Căn bệnh này dễ dàng gặp phải nếu người bệnh thuộc các trường hợp dưới đây:
+ Độ tuổi và giới tính.
Viêm khớp phản ứng thường gặp nhất ở những người nằm trong độ tuổi 20-40 tuổi và nam có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với nữ.
+ Gen di truyền
Những trường hợp người thân nhất là bố mẹ mắc bệnh viêm khớp phản thì nguy cơ cao cũng sẽ rơi vào tình trạng này.
+ Chứa kháng nguyên bạch cầu HLA-B27
Thực tế chỉ ra rằng các trường hợp có kháng nguyên bạch cầu HLA-B27 thì dễ mắc phải căn bệnh này hơn.
Nguyên nhân gây bệnh viêm khớp
Đây chỉ là những yếu tố khiến khả năng mắc bệnh viêm khớp phản ứng cao hơn nhưng không phải những ai không thuộc các trường hợp trên sẽ không mắc bệnh.
2. Triệu chứng viêm khớp phản ứng
Hậu quả của viêm khớp phản ứng mang tính hệ thống bởi có thể tác động lên rất nhiều bộ phận khác nhau như: cơ xương khớp, kết mạc, đại tràng, cầu thận hoặc niệu đạo,...
Biểu hiện thường thấy của căn bệnh này rất đa dạng xảy ra khoảng vài tuần sau khi cơ thể bị nhiễm khuẩn hoặc cũng có thể kéo dài hơn từ vài tháng đến vài nằm tùy theo từng trường hợp của mỗi người.
Căn bệnh này thường có mức độ với những phản ứng rất khác nhau, từ cấp tính biến chuyển lên mãn tính. Chúng thường ít để lại di chứng ở hệ vận động nên thường bị bỏ quên, nhất là ở phụ nữ.
Triệu chứng viêm khớp
Triệu chứng của viêm khớp phản ứng cụ thể như sau:.
+ Đối với toàn cơ thể
Người bị bệnh viêm khớp phản ứng có những biểu hiện chung chung như: mệt mỏi, uể oải, bị sốt nhẹ, không muốn ăn uống và giảm cân đột ngột.
+ Đối với các cơ quan xương khớp
Viêm khớp phản ứng thường gây ra tình trạng viêm khớp tại một số chi dưới như: đầu gối, cổ chân, ngón chân đặc biệt là ngón chân bị sưng có hình dạng tương tự như xúc xích (hình khúc dồi).
Khu vực chậu, vai, khuỷu, cổ, ngón tay cũng có thể bị viêm khớp. Ngoài ra, người bệnh còn bị đau tại cột sống.
Viêm khớp phản ứng có thể nhận biết
Hơn thế nữa, triệu chứng của viêm khớp phản ứng còn gây ra tình trạng viêm điểm bám ở gân cơ, bao gân, thường gặp ở khu vực gót, mắt cá chân.
Trường hợp viêm khớp phản ứng còn dẫn tới viêm khớp ngoại biên tái đi tái lại nhiều lần hoặc một số bệnh nhân bị viêm khớp các vùng cùng chậu, đốt sống mãn tính. Kết quả sẽ dẫn đến căn bệnh viêm cột sống dính khớp.
+ Đối với cơ quan niêm mạc và làn da
Triệu chứng dễ nhận thấy của viêm khớp phản ứng là tính trạng da bị tổn thương tăng sừng hóa thường gặp ở bàn tay, bàn chân. Một số tình trạng còn bị sưng phồng ngón tay, chân, phát ban ở lòng bàn chân.
Ngoài ra, người bệnh còn bị viêm khu vực niêm mạc, mắt, miệng và lưỡi. Với các biểu hiện như: mắt đỏ, ngứa và nóng, lở miệng, lưỡi nhưng không kèm theo cảm giác đau đớn.
Đối với nam giới, vùng bao quy đầu cũng bị viêm gây ra tình trạng nổi mụn nhọt ở đầu dương vật.
+ Cơ quan bài tiết
Hệ bài tiết bao gồm: bàng quang, niệu đạo, tuyến tiền liệt cũng bị viêm chính là triệu chứng của bệnh viêm khớp phản ứng. Đáng chú ý nhất là người bị bệnh sẽ thấy khó chịu khi đi tiểu, nóng, rát, châm chích. Nam giới bị chảy dịch không chứa vi khuẩn thay vì nước tiểu.
3. Chẩn đoán bệnh viêm khớp phản ứng
Về việc chẩn đoán bệnh viêm khớp phản ứng thì hiện nay vẫn chưa xác định được tiêu chuẩn. Bác sĩ dựa vào những phương pháp thông thường như: triệu chứng, các xét nghiệm lâm sàng và các tiền sử bệnh liên quan đến nhiễm khuẩn các đường sinh dục, tiết nượu, tiêu hóa.
Triệu chứng viêm khớp
Trong nhiều trường hợp, bác sĩ sẽ cho xét nghiệm tốc độ lắng máu, nếu cho kết quả cao hơn so với bình thường thì có thể dự đoán nguy cơ mắc phải căn bệnh này. Ngoài ra, xét nghiệm kiểm tra tồn tại kháng nguyên HLA-B27 cũng là một yếu tố để dự đoán viêm khớp phản ứng.
Một số tình trạng triệu chứng của bệnh tác động lên khớp xương thì có thể phải chụp X-Quang để xác định tình hình.
4. Cách điều trị bệnh viêm khớp phản ứng
Với những triệu chứng thường gặp trên, bạn nên đến bác sĩ để được kiểm tra tình trạng sức khỏe, phát hiện bệnh sớm và có phương pháp điều trị thích hợp. Từng tình trạng cụ thể với mức độ bệnh khác nhau sẽ có những phác đồ điều trị riêng biệt.
Thông thường, các phương pháp điều trị bệnh viêm khớp phản ứng có thể kể đến như sau:
+ Điều trị bằng thuốc
Bác sĩ sẽ kê các loại thuốc kháng viêm, kháng sinh không chứa steroid. Các loại thuốc này sẽ làm giảm cảm giác đau đớn cho người bị viêm khớp phản ứng.
+ Các bài tập vật lý trị liệu
Đây là phương pháp giúp ngăn ngừa sự phát triển của bệnh đồng thời hạn chế các hậu quả có thể xảy ra như: biến chứng teo cơ, cứng khớp, bất động.
Nếu đang trong giai đoạn nặng của bệnh viêm khớp phản ứng có thể sẽ phải tập các bài phục hồi chức năng riêng để quá trình điều trị có thể hiệu quả hơn.
Ngoài ra, người bệnh cũng cần chú ý tập thể dục thường xuyên và đúng cách để tăng cường sự dẻo dai của cơ thể, tốt cho hệ cơ xương khớp.
Trường hợp viêm khớp phản ứng biến chuyển thành mãn tính, có thể bổ sung các phương pháp tăng miễn dịch, giảm đau bằng việc tiêm cortisone nhưng cần có sự chỉ định và thực hiện của bác sĩ.
Cách chữa trị bệnh viêm khớp
5. Cách phòng ngừa bệnh viêm khớp phản ứng
Để phòng ngừa căn bệnh này, bạn cần thực hiện theo những lưu ý sau đây:
+ Thăm khám định kỳ 6 tháng/ lần, để có thể phát hiện sớm biểu hiện bất thường bên trong và trên cơ thể.
+ Duy trì chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt lành mạnh, tập thể dục, thể thao thường xuyên. Đặc biệt luôn giữ tư thế ngồi, ngủ, đứng khoa học để hạn chế bệnh viêm khớp phản ứng.
+ Quan hệ tình dục an toàn, áp dụng các biện pháp tránh lây nhiễm các bệnh phụ khoa, qua đường tình dục.
Khám bệnh phòng ngừa viêm khớp
Đừng quên đến bệnh viện uy tín để bác sĩ kiểm tra khi có bất kỳ dấu hiệu lạ nào làm thực hiện theo đúng chỉ dẫn. Không nên tự ý sử dụng thuốc hay các hình thức điều trị nào mà không có tư vấn hay lời khuyên của bác sĩ chuyên khoa.